[Thủ thuật] Giải đáp về SSD M.2, SATA vs PCIe, chọn mua theo tình huống sử dụng

Ổ SSD M.2 chỉ hỗ trợ 1 trong 2 giao tiếp: hoặc SATA hoặc PCIe và chúng ta có thể dễ dàng phân biệt qua chân kết nối như hình trên. Chân cắm của ổ M.2 có tối đa 67 pin (chân tiếp xúc) nhưng chúng sẽ bị lược bỏ đi các nhóm chân pin, tạo thành các phần khuyết (Key) để xác định loại ổ, giao tiếp, chức năng và điện năng.

Tên gọi M.2 2280:

Thực chất M.2 là tên của cái khe cắm và chân cắm. Khe cắm M.2 này có trên bo mạch chủ của PC lẫn bo mạch của laptop và ổ SSD có chân M.2 với nhiều pin tương thích với socket. Thực tế khe cắm M.2 cũng như các thiết bị dùng kiểu kết nối này không mới. Card Wi-Fi/Bluetooth, card WWAN chính là những ví dụ điển hình của M.2.

M.2_NVMe_SATA_mSATA.jpg

Còn 2280 là kích thước của ổ hay form ổ, đây là form phổ biến nhất trên thị trường. 2280 tức nó sẽ dài 80 mm và rộng 22 mm, trên bo mạch chủ thì nó sẽ hỗ trợ nhiều cỡ ổ M.2 khác nhau như 2242 (22 x 42 mm), 2260 (22 x 60 mm) và tiêu chuẩn 2280 (22 x 80 mm).

Việc các hãng đưa thêm con số này vào là nhằm đảm bảo anh em không mua nhầm ổ, nhất là với laptop, một số dòng máy chỉ hỗ trợ form ổ M.2 dạng ngắn điển hình là form 2230 hay 2242.

Ổ M.2 2280 phổ biến:


Nói về ổ M2. 2280 phổ biến nhất thì nó lại có 3 loại:

  • M.2 2280 PCIe 3.0 x4;
  • M.2 2280 PCIe 3.0 x2;
  • M.2 2280 SATA.

Phân biệt ổ M.2 SATA và PCIe qua bề ngoài:


M.2socket.jpg
Ổ SSD M.2 chỉ hỗ trợ 1 trong 2 giao tiếp: hoặc SATA hoặc PCIe và chúng ta có thể dễ dàng phân biệt qua chân kết nối như hình trên. Chân cắm của ổ M.2 có tối đa 67 pin (chân tiếp xúc) nhưng chúng sẽ bị lược bỏ đi các nhóm chân pin, tạo thành các phần khuyết (Key) để xác định loại ổ, giao tiếp, chức năng và điện năng. Chẳng hạn như hình trên:

  • Ổ SSD M.2 PCIe 3.0 x4 NVMe sẽ có thiết kế chân cắm M Key với chỉ một nhóm pin bị khuyết đi, nhóm pin nằm ngoài (gọi là edge connector) sẽ có 5 pin.
  • Ổ SSD M.2 PCIe 3.0 x2 và M.2 SATA sẽ có thiết kế chân cắm B&M Key với 2 nhóm pin nằm rìa ngoài, một nhóm 5 pin và một nhóm 6 pin.
  • Ổ SSD M.2 SATA với thiết kế chân cắm B key thì giờ mình không còn thấy nhiều nữa, anh em sẽ gặp loại B&M Key và M Key nhiều hơn.

Tương ứng với chân cắm M.2 trên ổ SSD là khe cắm (socket) M.2 nằm trên bo mạch chủ máy tính PC hay laptop.

M.2_socket.png

Khe M.2 trên bo mạch chủ có thể hỗ trợ 1 trong 2 hoặc cả 2 giao tiếp PCIe và SATA nếu nó có thiết kế theo kiểu M Key Slot (socket 3). Ngược lại, nếu khe M.2 dạng B Key Slot (socket 2) thì nó chỉ hỗ trợ ổ SSD M.2 SATA với chân cắm B Key hay B&M Key. Anh em sẽ không thể nào gắn ổ SSD PCIe 3.0 x4 vào khe này được. Dưới đây là ví dụ:

M.2Bkey.jpg
Khe M.2 trên chiếc HP ProBook 440 G3 là loại B Key với một nhóm 6 pin nằm bên trái, như vậy chỉ hỗ trợ ổ M.2 SATA.

M.2MKey.jpg
Còn trong tình huống này, khe M.2 là loại M Key nên chúng ta có thể cắm ổ M.2 PCIe lẫn M.2 SATA. Kiểu khe M.2 này cũng được trang bị tiêu chuẩn trên bo mạch chủ máy tính để bàn.

*Tới đây mình chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ khi nâng cấp ổ M.2 cho laptop:


Rất nhiều laptop đời mới hỗ trợ khe cắm M.2 dạng M Key trên bo mạch, trên lý thuyết chúng ta có thể cắm vừa ổ M.2 SATA lẫn ổ M.2 PCIe nhưng tùy theo hãng sản xuất chiếc laptop, lane PCIe từ chipset có thể không còn để cấp cho khe M.2 này nên nó chỉ hỗ trợ ổ M.2 SATA. Có hãng lại hỗ trợ cả 2, cắm loại SSD nào vào cũng chạy được và cũng có hãng thiết kế mặc định khe M.2 chỉ hỗ trợ ổ M.2 PCIe, không hỗ trợ SATA. Vậy nên trong tình huống anh em không bung máy ra để thử thì cách mình thường dùng để kiểm tra khe M.2 trên máy hỗ trợ loại SSD nào đó là vào trang:

Anh em chỉ cần vào tìm model máy mình đang xài là có được câu trả lời chi tiết: M.2 PCIe 3.0 x4 hay PCIe 3.0 x2 hay SATA, loại socket nào luôn. Riêng bo mạch chủ cho máy bàn thì vấn đề này trở nên đơn giản hơn bởi user manual liệt kê sẵn loại ổ M.2 hỗ trợ.


NVMe?


Có thể anh em đã nghe tới NVMe bởi nó thường được các hãng sản xuất SSD ghi trên tem nhãn. NVMe là một giao thức, một giao diện điều khiển thiết bị chủ (host interface controller) được phát triển riêng cho ổ SSD bởi một hội đồng gồm nhiều ông lớn trong ngành IT. Tên gọi NVMe viết tắt của Non-Volatile Memory Express và nó hoạt động với PCIe bus (do đó có yếu tố Express trong tên gọi). Trong khi đó, các ổ SSD SATA dùng giao diện AHCI đã cũ, nó được thiết kế để tối ưu cho ổ cứng có độ trễ cao như HDD.

Đa phần ổ M.2 PCIe 3.0 đều dùng giao thức NVMe nên chúng ta cũng không cần bận tâm lắm về yếu tố này. Thứ cần bận tâm hơn là SATA hay PCIe:

Khác biệt về tốc độ:


Tinhte.vn_SSDSATA_PCIe-3.jpg
Ổ M.2 SATA nó vẫn dùng giao diện SATA tương tự ổ SSD 2.5" thành ra băng thông của ổ sẽ giới hạn ở mức 600 MB/s (SATA III - SATA 6 Gbps). Vậy nên tốc độ đọc/ghi của những chiếc ổ M.2 SATA cũng tương tự ổ SSD 2.5" SATA, ổ xịn thì tầm 550 MB/s.

Tinhte.vn_SSDSATA_PCIe-2.jpg
Trong khi đó, M.2 PCIe SSD lại rất khác bởi nó sử dụng giao tiếp PCIe tốc độ cao, cùng một loại giao tiếp của card đồ họa và các phần cứng cần băng thông lớn khác trên PC. Với PCIe 3.0 x4 thì nó sẽ khai thác 4 lane, tổng băng thông sẽ là 3,94 GB/s (~ 4 GB/s). Loại PCIe 3.0 x2 sẽ lấy 2 lane, băng thông sẽ là 1,969 (~ 2 GB/s). Thế nên anh em sẽ thường thấy những ổ M.2 PCIe 3.0 x4 NVMe có thể đạt được tốc độ đọc ghi lên đến trên 2000 MB/s, nhiều ổ tốc độ đọc lên đến 3800 MB/s.

SATA_PCIe.jpg
Đây là tốc độ benchmark bằng CrystalDisk của 2 chiếc ổ Micron mình thường dùng để demo. Bên trái là ổ Micron 1300 2.5" SATA SSD và bên phải là ổ Micron 2200 M.2 PCIe 3.0 x4 NVMe SSD. Anh em có thể thấy ổ SSD SATA sẽ không thể đạt tốc độ truy xuất trên mức 600 MB/s trong khi đó chiếc ổ M.2 PCIe như Micron 2200 - một dòng ổ không quá thiên về hiệu năng đã có thể dễ dàng đạt tốc độ đọc tuần tự ở 3000 MB/s và ghi tuần tự gần 1000 MB/s.

Một ưu điểm của ổ M.2 PCIe là tốc độ truy xuất ngẫu nhiên tập tin cỡ nhỏ cao hơn nhiều so với ổ SATA. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào giao thức: giao thức NVMe vốn tối ưu cho các loại ổ SSD độ trễ thấp, độ dài hàng đợi queue depth để xử lý các chỉ thị I/O đến 64K và hỗ trợ multi queue - 2 yếu tố này AHCI đều thua xa. Kết quả là chiếc ổ Micron 2200 trên đạt tốc độ truy xuất ngẫu nhiên 4K (4 KiB) đến trên 800 MB/s trong khi ổ Micron 1300 chỉ đạt tầm 300 MB/s. Tốc độ này sẽ ảnh hưởng đến độ phản hồi, thời gianh mở (nạp) hệ điều hành, phần mềm nặng, game cũng như xử lý các khối lượng dữ nhiệu lớn bao gồm nhiều file nhỏ.

Nguồn: https://tinhte.vn/thread/thu-thuat-giai-dap-ve-ssd-m-2-sata-vs-pcie-chon-mua-theo-tinh-huong-su-dung.3057451/

Bài viết liên quan:

Quy Định Mới Về Sạc Dự Phòng Vietnam Airlines & Vietjet Air

Vietnam Airlines và Vietjet Air đã cập nhật chính sách liên quan đến việc mang và sử dụng sạc dự phòng trên máy bay, gây ra nhiều thắc mắc cho hành khách. Là đơn vị chuyên cung cấp pin dự phòng chính hãng, Shop Chube.vn sẽ giải đáp các câu hỏi phổ biến như “Sạc dự phòng có được mang lên máy bay Vietnam Airlines không?”, “Sạc dự phòng 20000mAh có được mang lên máy bay không?” hay “Pin dung lượng bao nhiêu thì không được mang lên máy bay?” để bạn yên tâm chuẩn bị cho chuyến đi.

Trạm sạc EcoFlow - Giải pháp năng lượng di động hiện đại

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về các giải pháp năng lượng di động ngày càng trở nên quan trọng. Trạm sạc EcoFlow chính là sự lựa chọn hoàn hảo, cung cấp nguồn điện mạnh mẽ, tiện lợi và thân thiện với môi trường.

Jisulife - Thương hiệu mang đến sự tiện ích từng sản phẩm

Jisulife là một trong những thương hiệu nổi bật chuyên cung cấp các sản phẩm sáng tạo, tiện lợi và phù hợp với nhu cầu sử dụng hằng ngày. Với phương châm mang đến sự tiện ích và cải thiện chất lượng cuộc sống, Jisulife không ngừng nghiên cứu, phát triển và đưa ra những giải pháp công nghệ độc đáo, giúp người dùng tận hưởng sự thoải mái mọi lúc mọi nơi.

Lựa chọn tốt nhất: Ugreen hay Baseus?

Trong thế giới công nghệ ngày nay, nhu cầu tìm kiếm các phụ kiện điện tử chất lượng cao và đa năng càng trở nên phổ biến. Hai thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực này đó chính là Ugreen và Baseus. Mỗi thương hiệu có những ưu điểm riêng, và việc hiểu rõ về chúng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Hãy cùng tôi khám phá đầy đủ các khía cạnh từ chất lượng sản phẩm, tính năng nổi bật cho đến giá cả và đánh giá từ người tiêu dùng.

Khám Phá Thế Giới Công Nghệ Tuyệt Vời Cùng Baseus

Các sản phẩm của Baseus sẽ khiến bạn thích thú ngay từ lần đầu sử dụng. Từ pin dự phòng, cáp sạc, tai nghe không dây đến giá đỡ laptop, mỗi sản phẩm đều mang lại những giá trị vượt ngoài mong đợi. Cùng chúng tôi khám phá những phụ kiện công nghệ đỉnh cao từ thương hiệu Baseus và cập nhật ngay cho bộ sưu tập của bạn nhé!

Đánh giá pin sạc dự phòng Baseus: Ưu nhược điểm

Khi cầm trên tay pin sạc dự phòng Baseus, bạn sẽ kinh ngạc với thiết kế hiện đại và tinh tế của nó. Thật khó cưỡng lại sự hấp dẫn của một món đồ công nghệ vừa đẹp mắt lại vô cùng hữu dụng này.

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

Kính gửi Quý Khách hàng và Đối tác, Chube.vn xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng và đồng hành của Quý Khách hàng trong suốt thời gian qua. Nhân dịp Tết Nguyên Đán 2025, chúng tôi xin trân trọng thông báo lịch nghỉ lễ như sau: 🌸 Thời gian nghỉ: Từ ngày 26/01/2025 (tức ngày 27 Tết) đến hết ngày 02/02/2025 (tức ngày mùng 5 Tết). 🌸 Thời gian làm việc lại: Ngày 03/02/2025 (tức ngày mùng 6 Tết). 🌸 Thời gian nhận bảo hành: Từ ngày 08/02/2025 (tức ngày 11 âm lịch). Trong thời gian nghỉ lễ, các hoạt động hỗ trợ khách...

Baseus ra mắt pin dự phòng kiêm phát Wi-Fi tại CES 2025

Tại triển lãm CES 2025, thương hiệu phụ kiện công nghệ Baseus đã gây ấn tượng mạnh khi giới thiệu sản phẩm mới mang tên Baseus EnerGeek MiFi. Đây là một thiết bị tích hợp hai tính năng độc đáo: vừa là pin sạc dự phòng vừa có khả năng phát Wi-Fi, hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích cho người dùng hiện đại.

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng