Sự khác nhau giữa USB 3.1 Gen 1, Gen 2 và USB 3.2 là gì?

USB đã đi được một chặng đường dài kể từ lúc được giới thiệu lần đầu tiên và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Khi nói đến USB 3.1 Gen 1 và Gen 2, sự khác biệt duy nhất là tốc độ và chúng tương thích ngược với USB 3.0 và 2.0. Trong tương lai, với thế hệ các tiêu chuẩn USB mới và sự xuất hiện của USB-C, sẽ còn có những cải tiến tốt hơn nữa

Các tiêu chuẩn USB và thông số kỹ thuật của chúng có thể khá khó hiểu đặc biệt là sau nhiều lần cập nhật. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc như sự khác nhau giữa USB 3.1 Gen 1 và Gen 2 và giải thích tại sao Gen 2 lại tốt hơn Gen 1 cùng với những thông tin hữu ích khác cho phép bạn hiểu rõ mọi thứ cần biết về các tiêu chuẩn USB.

USB 3.0 được phát hành vào năm 2008 là một cải thiện lớn so với USB 2.0 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 với tốc độ truyền chỉ là 480Mbit/giây. Kể từ đó, chúng ta đã có một bước tiến khỏi USB 3.0, hiện tại được gọi là USB 3.1 Gen 1.

USB-IF, tổ chức chịu trách nhiệm duy trì thông số kỹ thuật và sự tuân thủ USB (Universal Serial Bus), đã thực hiện điều này để giúp các nhà phát triển và nhà sản xuất dễ dàng có cùng thông tin liên quan để bảo đảm các sản phẩm được phát triển đúng cách để có thể tương thích ngược. Họ chịu trách nhiệm về quy định đặt tên như ta thấy trên dây cápthiết bị USB.

USB 3.1 Gen 1 so với USB 3.1 Gen 2

Sự khác nhau giữa USB 3.1 Gen 1 và USB 3.1 Gen 2 chỉ là về tốc độ. USB 3.1 Gen 1 hỗ trợ tốc độ lên đến 5Gbit/giây trong khi USB 3.1 Gen 2 hỗ trợ tốc độ lên đến 10Gbit/giây. USB-IF dự định sử dụng một bộ các tên khác nhau để phù hợp hơn cho mục đích tiếp thị. Họ muốn đặt tên USB 3.1 Gen 1 và Gen 2 lần lượt là “SuperSpeed USB” và “SuperSpeed USB+”, nhưng những cái tên này đã không trở nên phổ biến trong ngành. Thông thường các OEM sẽ thêm tốc độ 5Gbps hoặc 10Gbps vào bảng thông số để phân biệt hai loại tiêu chuẩn USB này. Những công ty khác trong ngành thì chỉ gọi chúng là “USB 3.1 Gen 1” hoặc “USB 3.1 Gen 2.”

Hình ảnh cáp USB 3.1 Gen 2

Sự xuất hiện của USB 3.2

Hình ảnh cáp USB 3.2

Kể từ đó, công nghệ USB đã phát triển thậm chí còn xa hơn với sự ra đời của USB 3.2 vào năm 2017. Có bốn biến thể khác nhau của USB 3.2 với tên và ý nghĩa riêng. Bốn biến thể của USB 3.2 là:

 

USB 3.2
Gen 1x1

USB 3.2
Gen 1x2

USB 3.2
Gen 2x1

USB 3.2
Gen 2x2

Tốc độ truyền

5Gbps

10Gbps

10Gbps

20Gbps

Trước đây gọi là

USB 3.1 Gen 1
và USB 3.0

--

USB 3.1 Gen 2

--

Tùy chọn giao tiếp

USB-A, USB-C,
microUSB

Chỉ USB-C

USB-A, USB-C,
microUSB

Chỉ USB-C


Với sự ra đời của USB 3.2, kết nối USB-A chủ đạo của ngành đã bắt đầu dần bị thay thế bởi USB-C. Vì USB-C hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và có thể sạc các thiết bị ngoại vi khác nhanh hơn, nghiễm nhiên nó trở thành cổng USB chính tận dụng USB 3.2 Gen 2.
"x2" có ý nghĩa gì? Nếu một thiết bị có ký hiệu này, thiết bị đó sẽ sử dụng 2 trong số các làn dữ liệu có sẵn.

 

Thunderbolt logo

 

 

 

 

 

Thunderbolt là thương hiệu giao tiếp phần cứng do Intel® phát triển cộng tác cùng Apple® và nó kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính. Thunderbolt 1 và 2 sử dụng cùng đầu nối với Mini DisplayPort (MDP) trong khi Thunderbolt 3 sử dụng đầu nối USB-C.

USB4 là thế hệ tiếp theo

Bước tiến tiếp theo của công nghệ USB sẽ là USB4. Nó sẽ mang lại tốc độ truyền 40Gbit/giây, khả năng tương thích với Thunderbolt 3 và sẽ chỉ sử dụng đầu nối USB-C. USB4 đặt mục tiêu tăng băng thông và tập trung vào việc tập trung hệ sinh thái USB-C và giảm thiểu sự nhầm lẫn cho người dùng cuối.

Một số thiết kế chính của USB4 bao gồm:

  • Xuất tín hiệu video, giao tiếp dữ liệu và chức năng tải/lưu trữ với việc sử dụng một đầu nối USB-C duy nhất
  • Tương thích hoàn toàn với các sản phẩm USB và Thunderbolt hiện tại
  • Thiết kế đối xứng của cổng mang lại trải nghiệm người dùng nhất quán và tránh nhầm lẫn
  • Tăng sự linh hoạt của thiết bị, quản lý năng lượng và các tham số khác liên quan đến hiệu năng theo yêu cầu của hệ thống

USB đã đi được một chặng đường dài kể từ lúc được giới thiệu lần đầu tiên và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Khi nói đến USB 3.1 Gen 1 và Gen 2, sự khác biệt duy nhất là tốc độ và chúng tương thích ngược với USB 3.0 và 2.0. Trong tương lai, với thế hệ các tiêu chuẩn USB mới và sự xuất hiện của USB-C, sẽ còn có những cải tiến tốt hơn nữa

Bài viết liên quan:

Pin Lithium-ions LiFePO4 – Lưu trữ năng lượng của tương lai

Pin Lithium sắt phốt phát (tên hóa học Lithium iron phosphate – LiFePO4), còn gọi là pin LFP, đây là loại pin có thể sạc lại thuộc dòng pin Lithium, trong đó lõi pin sử dụng vật liệu LiFePO4. Pin Lithium sắt phốt phát có mật độ năng lượng rất cao, thời gian hoạt động lâu, tuổi thọ rất dài và an toàn. Hãy cùng Chube.vn khám phá ngay! Nguyên lý hoạt động của pin LiFePO4 Pin LiFePO4 hoạt động dựa trên công nghệ lithium-ion. Trong pin này, chất cathode(cực âm) là Lithium Iron Phosphate (LiFePO4). Trong quá trình nạp, ion lithium (Li+) di...

ChargerLAB Phân Tích Bộ Sạc 5 Trong 1 UGREEN 300W Nexode

Trang ChargerLAB vừa tiến hành một loạt các thử nghiệm sạc trên bộ sạc đa cổng UGREEN 300W Nexode 5-in-1. Với tính năng đa cổng, các chuyên gia đánh giá rằng cổng USB-C1 của thiết bị này không bị ảnh hưởng dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, bổ sung thêm sự linh hoạt cho người dùng trong quá trình sử dụng. Việc phân tích bên trong của bộ sạc này đã tiết lộ một loạt các linh kiện và mạch điện được sử dụng để đảm bảo hiệu suất và độ ổn định của sản phẩm. Trong số đó, các thành...

Màn hình AMOLED - Sự Tiến Bộ Của Công Nghệ Hiển Thị

Màn hình AMOLED là gì? Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với công nghệ AMOLED có lẽ đã vài năm trước trên một chiếc điện thoại thông minh cao cấp hứa hẹn một màn hình lớn hơn, màu sắc phong phú hơn. Bây giờ bạn đang nghe về màn hình laptop và màn hình máy tính cá nhân AMOLED và có lẽ là cả trên đồng hồ thông minh nữa. Nhưng AMOLED là gì? Làm thế nào nó mang lại trải nghiệm xem màn hình tốt hơn? Màn hình AMOLED (Active Matrix Organic Light Emitting Diode) hoạt động bằng cách kích hoạt...

Ưu và nhược điểm của pin so với tụ điện

  • Tụ điện không sản sinh ra dòng điện thông qua phản ứng hóa học nên tuổi thọ của nó rất dài, tối thiểu là 20 năm và có thể hơn với công nghệ bây giờ
  • Tốc độ sạc và xả cực kì nhanh, nhấn mạnh là cực kì nhanh nếu so với pin Lithium. Một tụ điện có thể sạc đầy và xả hết sạch điện với tốc độ tính bằng giây, thậm chí nhanh hơn
  • Có thể xả về 0 volt thoải mái trong khi pin Lithium xả về 0 volt là coi như chết luôn.

Siêu tụ điện là gì?

Siêu tụ điện (supercapacitor hay ultracapacitor), là một loại tụ hóa có mật độ điện dung cực cao.

Cổng sạc. Các cổng sạc khác nhau như thế nào?

Khi công nghệ phát triển, các loại cáp và cổng mà chúng ta sử dụng để kết nối các thiết bị của mình cũng vậy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn toàn diện về cáp USB và cổng sạc, bao gồm mọi thứ từ lịch sử và sự phát triển của chúng cho đến các loại khác nhau hiện có.

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng